25 tháng 3, 2011

Bệnh Giang Mai

Giang mai là bệnh xuất hiện từ thời thượng cổ, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên.
Bệnh Giang mai cũng là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Xoắn khuẩn giang mai (T. pallidum) có sức đề kháng rất yếu với môi trường ngoại cảnh, chúng chỉ sống được không quá vài giờ. Ở môi trường khô, chúng chết nhanh chóng, ngược lại trong môi trường ẩm ướt, chúng có thể sống được vài chục phút. Xà phòng có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai trong vài phút.

Bệnh giang mai lây truyền như thế nào?

Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi giao hợp không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.

Bệnh giang mai có biểu hiện như thế nào?

Các biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào thời kỳ của bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày.


Săng giang mai: Là một vết trợt rất nông, hình tròn hoặc bầu dục, màu thịt tươi, không có mủ, không có vẩy, không đau rát (nếu không bị bội nhiễm).

Săng có thể ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, môi lớn, môi bé, âm vật, âm đạo, nếp hậu môn, họng, lưỡi, đôi khi ở trán. Đó là những nơi mà xoắn khuẩn đã xâm nhập.

- Sưng hạch bẹn: Hạch bẹn sưng lên thành từng chùm, trong đó có một hạch to hơn các hạch khác, không đau. Xuất hiện sau săng khoảng vài ngày, cũng tự mất đi theo săng.

- Sẩn giang mai: Là những sẩn gồ cao trên mặt da, hình tròn hoặc bầu dục, rắn chắc, màu hồng đỏ, có khi tập trung thành đám, không gây đau. Sẩn giang mai thường xuất hiện ở rìa tóc, trán, gáy, lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ mông, quanh hậu môn, âm hộ.

- Viêm hạch lan tỏa: các hạch vùng nách, bẹn, sau tai, dưới hàm trở nên chắc, cứng, không đau, di động ngay dưới da.

- Gôm giang mai: là những khối u sùi, có thể ở da, niêm mạc, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.


- Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ.

Tất cả các biểu hiện trên đều có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì cả, sau đó tái diễn với mức độ nặng hơn.

Ngoài những biểu hiện trên, giang mai còn có những biểu hiện khác như tổn thương van tim, cơ tim, tủy sống (liệt), não (rối loạn tâm thần).

Bệnh giang mai tiến triển như thế nào?

Nếu không điều trị, giang mai tiến triển qua 3 thời kỳ.

- Thời kỳ đầu: kéo dài khoảng 6-8 tuần, tổn thương mới chỉ khu trú tại những vị trí mà xoắn khuẩn xâm nhập. Các biểu hiện trong giai đoạn này là săng, viêm hạch bẹn, chúng có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì cả.

- Thời kỳ thứ hai: kéo dài khoảng 2 năm, tổn thương ở da, niêm mạc lan tỏa khắp cơ thể do xoắn khuẩn đã vào máu và phát tán. Các tổn thương thời kỳ này chủ yếu là sẩn, viêm hạch lan tỏa, phát ban, chúng cũng có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì, sau đó tái phát với mức độ nặng hơn.

- Thời kỳ thứ ba: thường bắt đầu vào năm thứ ba của bệnh, kéo dài hàng chục năm, tổn thương các cơ quan, phủ tạng (gan, tim, thần kinh, cơ, xương…). Giai đoạn này người bệnh ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào phủ tạng, không còn ở da, niêm mạc nữa. Tổn thương giai đoạn này là gôm, củ giang mai, tim mạch, thần kinh, gan. Hiện nay rất hiếm gặp giai đoạn này do được chẩn đoán và điều trị sớm.

Bệnh giang mai có những biến chứng gì?

Giang mai có rất nhiều biến chứng, chúng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Có thể nói rằng “giang mai là một diễn viên biệt tài”, có thể đóng vai mang đặc điểm của hơn chục bệnh nội, ngoại khoa khác nhau, đơn giản vì xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể, từ da, niêm mạc, mắt đến các nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh. Một số biến chứng nguy hiểm là viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan. Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.

Bệnh giang mai điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh giang mai đã có kết quả rất khả quan, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh. Việc lựa chọn phác đồ điều trị tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, những thuốc điều trị hiện được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng là Penicilline G, Tetracycline, Doxycicline.

___________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com